Xem giỏ hàng “Cây Hồng Giòn Không Hạt” đã được thêm vào giỏ hàng.

Giống Cây Măng Bát Độ

Giá bán: 20.000đ

Mô tả ngắn

Măng tre, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng huyết áp cao. Các loại măng “Mạnh Tông”, “Lồ ô”, đặc biệt là măng “Bát Độ”, ngoài việc dùng tươi như một loại rau, còn có thể chế biến đóng hộp (măng củ, măng lát, măng sợi…) đông lạnh, sấy khô, muối chua… rất được thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… ưa thích, có nhu cầu tiêu thụ hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Tre Bát Độ sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 26oC, và có thể chịu nhiệt độ tối đa 34-36oC; lượng mưa từ 1400 đến 3000mm/năm, số giờ nắng từ 1300-1600 giờ/năm hoặc cao hơn. Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng. Đất đồng bằng, đồi dốc, chân núi thấp đều có thể trồng được. Ưu điểm nổi bật của giống tre này là chịu hạn tốt. Sau khi trồng 2 năm thì tre cho măng; năng suất cao nhất có thể đạt 135 tấn/ha, thấp nhất là 90 tấn/ha. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài 15 đến 20 năm, thời gian thu hoạch trong năm có thể kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12.

 

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Giá bán: 20.000 đ   / cây 
Quý khách mua số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ 0964.113.266
Hoặc gửi yêu cầu vào Email: caygiongbaodam@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.

Chú ý : Giá bán có thể thay đổi tùy từng thời điểm mà chúng tôi chưa kịp cập nhật 
​​​​​​Vậy quý khách vui lòng liên hệ lại theo số hỗ trợ   
Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Quy cách cây giống: Cây cao 70cm 

Hướng dẫn vận chuyển:
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng trong sọt  cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
– Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:
Chủ TK: Nguyễn Thị Huệ
STK: 3120205833818
Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Agribank chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội.

STK: 0301000307770
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Chương Dương, Hà Nội

Cam kết chất lượng:
– Đảm bảo chuẩn giống chất lượng cây giống cung cấp.

Cây mẹ dùng để lấy giống phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh.
  được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.
– Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Liên hệ ngay để được giá tốt nhất
Bộ phận chăm sóc khách hàng: Minh Huệ – 0964.113.266
Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây giống tre Bát Độ và Điềm Trúc được lấy từ vườn nhân giống riêng. Mỗi mống (gốc) đem trồng để lấy măng có độ dài từ 20 – 30cm, đường kính thân 3- 6cm, ở gốc có một ít rễ.
2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Trồng vào tháng 2-3 và 4 dương lịch hàng năm, thời điểm bón phân vào tháng 5,6 tháng 7,8 Với khoảng cách 3x3m thì mật độ khoảng 1.100 cây/ha. Đào hố trồng 0,7×0,7×0,3m, bón lót phân chuồng 15 đến 25 kg/hố. Trộn đều với đất trước khi đặt cây giống xuống hố.
3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Tre Bát Độ và Điềm Trúc không đòi hỏi cao về đất trồng: Thích hợp nhất là đất đồng bằng, đất sung quanh hồ ao, ven sông suối, tầng đất dầy, xốp. Tre Bát Độ và Điềm Trúc chịu được hạn, nên đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ 300 – 400m, thậm chí 500m cũng có thể trồng được, tuy nhiên không nên trồng tre Bát Độ và Điềm Trúc ở nơi qúa cao và qúa dốc. Hố đào với kích thước 60cm x 60cm x 60cm, cự ly trồng 4m x 5m tương đương với mật độ 500 – 600 cây/ha.
4, Phân Bón Lót:
Bón lót khoảng 15kg phân truồng hoai
5, Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Bát Độ:
Bón lót khoảng 15kg phân truồng hoai cho một hố, sau đó phủ trên phân 1 lớp đất bột và đặt hom giống theo chiều nước chảy để trồng. Sau đó tưới nước vào gốc và phủ kín gốc để giữ ẩm chống khô kiệt, hạn chế cỏ dại.
6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Măng Bát Độ:
6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Dùng đất, mùn hữu cơ phủ gốc tre, dày 0,2 đến 0,3m. Làm sạch cỏ và xới đất quanh gốc cho tơi xốp (3-4 lần/năm). Khi cây ra chồi măng chỉ để 2-4 chồi ở mỗi hốc. Sang năm thứ 2 chỉ để không quá 8 chồi măng ở mỗi hốc.
6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Măng Bát Độ:
Có thể dùng tất cả các loại phân, nhưng tốt nhất vẫn là phân chuồng (20 đến 35 tấn/ha), bón vào mùa đông xuân. Các loại phân có hiệu quả nhanh như urê, NPK, nên bón vào mùa mưa, sau khi làm cỏ, xới đất; mỗi gốc tre bón 0,1 đến 0,25kg. Không thả trâu, bò vào vườn tre lấy măng.
7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Măng Bát Độ:
+ Không được thả trâu, bò, lợn vào rừng tre mới trồng.
+ Sâu bệnh chủ yếu là: Sâu Voi và bệnh thối măng.Phòng trừ: Sâu Voi thường hoạt động và đẻ trứng vào lúc 9 – 12 giờ và từ 15 đến tối, trong thời gian này nên bắt sâu để diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng thuốc Dipterex 90% pha loãng 1/500 để phun.

Bệnh thối măng: Phải dùng thuốc Promidi pha loãng 1/500 phun định kỳ 7 ngày 1 lần để phòng bệnh.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:
Khi măng bắt đầu nhú khỏi mặt đất. Thời kỳ đầu mùa mưa, măng mọc chậm thì 5 đến 7 ngày thu hoạch một lần; tháng 8 đến 10, măng mọc rộ, 3 đến 5 ngày thu hoạch 1 lần. Tốt nhất là thu hoạch măng vào buổi sáng. Cuốc bới đất quanh gốc rồi dùng dao cắt măng. Chú ý, khi thu hoạch măng không làm hư hại gốc tre. Làm xong vun đất lên gốc tre như cũ. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 tre phát triển rất mạnh. Thời kỳ này ta chỉ lấy măng, không để cây con. Đến năm thứ 6 thì để 3 đến 4 cây măng mới mọc, thay cho cây tre mẹ, cắt bỏ các cây mẹ già cỗi vào cuối mùa mưa. Các năm thứ 7-8-9 vườn tre chỉ lấy măng, đến năm thứ 10 thì để lại mỗi gốc 3 đến 4 cây con và đào bỏ gốc cây mẹ. Sau năm thứ 10, mỗi khóm tre chỉ để 8 đến 10 cây mẹ và cứ cách 4 năm thì chặt bỏ 3 đến 4 cây mẹ, để 3 đến 4 cây con mới. Đào bỏ gốc tre già thì năm nào cũng có măng thu hoạch.