Xem giỏ hàng “Cây Cà Gai Leo” đã được thêm vào giỏ hàng.

Cây Đinh Lăng

Giá bán: 3.000đ

Mô tả ngắn

Cây Đinh lăng có tên khoa học là polyscias fruticosa, là cây thuộc họa ngũ gia bì, cây trồng khá dễ, cây thường được trồng để lấy lá, rể, thân, lá cây có thể được dùng làm thuốc trị bệnh hoặc làm gia vị các món ăn gỏi cá, thịt chó và nhiều món ăn khác.

Ngoài giá trị kinh tế cao cây Đinh lăng còn được biết đến là một loài cây thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả và được ví như nhân sâm Việt. Chính vì như vậy mà cây Đinh lăng hiện nay được rất nhiều bà con áp dụng và nhân rộng thành nhiều mô hình trang trại vô cùng hiệu quả.

 

 

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Giá bán: 3.000 đ / cây 

Quý khách mua số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ 0964.113.266
Hoặc gửi yêu cầu vào Email: caygiongbaodam@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.

Chú ý : Giá bán có thể thay đổi tùy từng thời điểm mà chúng tôi chưa kịp cập nhật 
​​​​​​Vậy quý khách vui lòng liên hệ lại theo số hỗ trợ   
Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Quy cách cây giống: Cây cao 30cm – 40cm
Thu hoạch: Sau 3 năm cho thu hoạch 

Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 50 cm
Hướng dẫn vận chuyển:
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
– Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:
Chủ TK: Nguyễn Thị Huệ
STK: 3120205833818
Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Agribank chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội.

STK: 0301000307770
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Chương Dương, Hà Nội

Cam kết chất lượng:
– Đảm bảo chuẩn giống chất lượng cây giống cung cấp.

Cây mẹ dùng để lấy mắt ghép phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh.
 Mắt ghép được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.
– Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Liên hệ ngay để được giá tốt nhất
Bộ phận chăm sóc khách hàng: Minh Huệ – 0964.113.266
                                                 

                                          KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG

1 – Giới thiệu cây đinh lăng

Đinh lăng là cây thuốc thuộc họ ngũ gia bì, có tên khoa học là Polyscias fruticosa, còn gọi với tên dân dã là cây gỏi cá hoặc cây nam dương sâm. Toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc hoặc gia vị, phần lá có thể dùng ăn kèm như rau sống hoặc trộn gỏi, phần củ dùng để ngâm rượu hoặc phơi khô làm thành phần trong các thang thuốc bắc

Về giá trị dinh dưỡng và dược liệu, trong cây đinh lăng có chứa chất saponin (hoạt chất quý tương tự như sâm), nhiều vitamin có lợi như B1, B2, B6, B12, C… và các acid amin tốt cho sức khỏe. Đặc biệt phần lá và củ (rễ) đinh lăng có tác dụng an thần, bồi bổ sức khỏe, chữa ngộ độc tiêu hóa…

Về hình thái và đặc điểm thực vật: Cây đinh lăng thuộc loại cây bụi nhỏ, chiều cao từ 0,8 – 1,8m. Cây có lá kép dạng bẹ, mọc so le, mép lá có răng cưa, lá có thể tròn, hình mũi mác hoặc xẻ thùy nhiều lần tùy theo giống, thân mềm, thường hóa gỗ ở phần gốc, rễ phình to, màu trắng thường gọi là củ.

Đinh lăng là cây lưu niên, sống nhiều năm, chịu hạn, chịu bóng tốt, nhưng chịu úng rất kém. Có thể thích nghi rộng trên nhiều loại đất và khí hậu trên toàn quốc. Muốn thu hoạch củ thì ưu tiên trồng trên đất pha cát, đất thoáng, hoặc trồng trên luống

2 – Phân loại cây đinh lăng

Theo tài liệu từ trang wikipedia, thì chi đinh lăng Polyscias có đến mấy chục loài khác nhau, chủ yếu phân biệt với nhau bằng hình thái lá, thân, rễ. Các giống đinh lăng thường gặp ở Việt Nam là đinh lăng nếp (đinh lăng lá nhỏ – Polyscias fruticosa), đinh lăng lá lớn, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá nhuyễn, đinh lăng lá ráng…

Trong hầu hết các giống đinh lăng thường gặp, giống nào cũng có ít nhiều giá trị về dược liệu, tuy nhiên chỉ có giống đinh lăng lá nhỏ là giá trị hơn cả. Do đó khi trồng đinh lăng làm kinh tế, bà con nên chọn giống đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp) để trồng, tránh trồng nhầm các loại đinh khác rất khó để tìm đầu ra

Cây đinh lăng lá nhỏ là loại có giá trị nhất

3 – Chuẩn bị đất trồng đinh lăng

Như đã nói ở trên, đinh lăng là loại cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất đai với khí hậu khác nhau, miễn là đất thoát nước tốt, không bị ngập úng. Do đó nếu trồng ở vùng cao thì bà con có thể đào hố để trồng, còn trồng ở vùng đồng bằng thì nhất thiết phải đánh luống, đắp mô để trồng đinh lăng, vừa tiện cho việc thu hoạch củ vừa tránh được ngập úng khiến cây bị chết hoặc sinh trưởng chậm

  • Làm luống, đắp mô trồng đinh lăng: Đất sau khi được cày bừa cho thật tơi xốp bổ sung thêm phân hữu cơ và các dưỡng chất cần thiết, tiến hành đánh luống cao 20-30cm, rộng 50cm.
  • Ở vùng đồi núi: Đào hố rộng 40 x 40 x 40 cm, (hoặc hố rộng 1m, sâu 40cm bên dưới lót nilon, tấm nhựa PE để tiện việc thu hoạch của sau này)
  • Mỗi hecta đất trồng đinh lăng cần bón lót 10-15 tấn phân chuồng, 400 – 500kg phân NPK (loại ít kali), 50-100kg supe lân rải đều và cày xới bằng máy cày trước khi vun luống, nếu trồng bằng cách đào hố thì chia đều lượng phân kể trên cho số lượng hố trồng
  • Việc chuẩn bị đất cần tiến hành trước thời điểm xuống giống khoảng 15-30 để đất ổn định, hệ vi sinh phát triển cân bằng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây con phát triển

Ở vùng đồng bằng nên trồng đinh lăng trên luống cao

4 – Thời vụ và mật độ trồng đinh lăng

Nhìn chung đinh lăng có thể trồng quanh năm, tuy nhiên nên trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới nước, thường là vào khoảng tháng 4-5 DL. Cây giống cần được ươm trong bầu 4-5 tháng hoặc ủ trong cát 50-60 ngày cho thật nhiều rễ, khi trồng tỷ lệ sống sẽ cao hơn

Mật độ trồng thường rơi vào khoảng 40.000 – 50.000 cây/hecta. Tương ứng với khoảng cách cây là 40x50cmhoặc 50x50cm.

5 – Kỹ thuật trồng đinh lăng

Khi trồng cần nhẹ nhàng dùng dao cắt lớp nilon bầu hoặc nhổ cây khỏi luống, tránh để cây bị đứt rễ. Đặt cây vào chính giữa luống đất (đã khơi hố) hoặc chính giữa hố trồng miệng bầu ngang với mặt đất xung quanh, cây cách cây 50cm, lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh, vun cao ở gốc để tránh đọng nước

Trường hợp trồng trong hố lớn (hố 1m sâu 40cm, có lót nilon) thì trồng 3 cây 1 hố theo hình tam giác cân, cây cách cây 30-40cm

Sau khi trồng cần tưới nước ngay để giữ ẩm cho cây, nên chọn ngày mát trời để trồng, nếu trồng trong mùa khô cần phủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo… để giữ ẩm.

6 – Chăm sóc định kỳ cho cây đinh lăng

  • Tưới nước: Giai đoạn cây còn nhỏ (6 tháng đầu) thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây nếu trời không mưa. Sau này bộ rễ phát triển thì tùy theo tình hình cây mà tưới nước phù hợp. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, bộ rễ dễ bị nấm bệnh tấn công
  • Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rập rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, cạnh tranh không gian sinh trưởng, vừa là nơi trú ngụ mầm bệnh. Mỗi năm tiến hành làm cỏ 4-5 lần tùy theo tình hình cỏ dại, khi cây qua năm thứ 2, để hạn chế cỏ dại đồng thời cải tạo đất, giữ ẩm… có thể cân nhắc trồng thêm cỏ lạc dại giữa các hàng.
  • Bón phân: Ngoài việc bón lót như đã đề cập ở phần chuẩn bị đất, sau khi trồng cần tiến hành bón thúc bằng phân ure với liều lượng 80kg/hecta. Việc bón thúc thực hiện 2-3 lần suốt năm đầu tiên. Đến cuối năm thứ 2, sau khi cắt tỉa cành tiến hành bón thúc lần thứ 2 để kích thích cây ra cành mới, nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra mỗi năm bổ sung thêm 10 tấn phân chuồng (bón 1 lân), 500-600kg NPK (chia thành 2-3 lần) cho mỗi hecta đinh lăng.
  • Cắt tỉa cành: Sau khi trồng khoảng 6-9 tháng chiều cao cây đạt từ 50-100cm tiến hành hãm ngọn lần 1, hãm cách mặt đất khoảng 20cm, sau đó nuôi lại 2-3 chồi. Cuối năm thứ 2 tiến hành hãm ngọn lần 2, và nuôi lại chồi tương tự như lần đầu. Phần thân cành dư ra có thể dùng để tiếp tục nhân giống hoặc cung cấp cho các vườn ươm cây giống để cải thiện kinh tế

7 – Phòng trừ sâu bệnh cho đinh lăng

  • Giai đoạn ươm cây trong vườn ươm: Cần tiến hành che bằng bạt nilon để hạn chế nước mưa tiếp xúc trực tiếp, cây sẽ ít bị tình trạng rụng lá. Bên cạnh đó cần kết hợp phun các thuốc trừ nấm như Ridomil Gold, COC85 và các thuốc trừ sâu bọ cắn hại cây như Furadan, Basudin
  • Giai đoạn năm đầu tiên: Thường bị rầy mềm, sâu ăn lá, ốc sên ăn vỏ… có thể phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn. Phun định kỳ 1-2 tháng 1 lần. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng bột khơi nhẹ đất quanh gốc và rải một ít thuốc để phòng trừ các loại sâu bệnh hại rễ, hại gốc.
  • Các năm về sau: Nhìn chung cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc chỉ đơn giản là bón phân và tưới nước, rất nhàn.

8 – Thu hoạch chế biến và bảo quản đinh lăng

  • Lá đinh lăng: Có thể tận dụng để bán cho các đơn vị sản xuất thuốc, tươi hoặc khô tùy theo nhu cầu, nếu muốn thu hoạch lá khô thì không nên phơi nắng, mà chỉ nên phơi mát, sau đó sấy thật kỹ, tránh làm giảm tác dụng của lá
  • Thân đinh lăng: Năm đầu tiên, cuối năm thứ 2 và năm thứ 4 là các thời điểm ta tiến hành hãm ngọn để cây nuôi chồi mới. Phần thân nên vặt bỏ lá, bó thành từng bó, bên ngoài bọc vải ẩm để cây tươi lâu. Sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ
  • Củ đinh lăng: Sau 3 năm đã có thể tiến hành thu củ (rễ) đinh lăng. Tuy nhiên nên để khoảng 5 trở lên củ sẽ to và có giá trị hơn. Củ sau khi đào lên cần cắt các rễ nhỏ, giữ lại những rễ lớn, rửa sạch đất cát. Để nguyên củ bán tươi hoặc sấy khô trước khi bán cho người có nhu cầu