Giống Cây Vối Nếp

Giá bán: 10.000đ

Mô tả ngắn

Vối là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới. Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. 
Theo tài liệu nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi, lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật, diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+. Theo đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng. Nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,… và không gây độc hại đối với cơ thể. Cây vối có tiềm năng chữa bệnh rất cao.

 

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.
2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Vối có thể được trồng quanh năm, thời gian thích hợp nhất là đầu mùa mưa, mùa xuân hàng năm. Mật độ: cây x cây :2m, hàng x hàng 2m.
3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
– Làm đất theo hố, theo băng hoặc toàn diện, tùy thuộc vào biện pháp xử lý thực bì cho từng độ dốc. – Phương pháp: Đào hố thành hàng theo đường đồng mức, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm. – Thời gian tiến hành đào hố trước khi trồng là 15 – 20 ngày, lấp đất đầy hố bằng lớp đất mặt tơi xốp trước khi trồng từ 15 – 20 ngày.
4, Phân Bón Lót:
Bón lót phân chuồng hoai mục trộn đều với đất tơi xốp.
5, Kỹ thuật trồng cây Vối Nếp:
– Vối là loài cây ưa nắng nên vị trí trồng bắt buộc phải có nắng. – Cây vối trồng chậu để sử dụng lá được. Chậu tối thiểu có đường kính 0,4m. Có thể cắt đọt để giảm chiều cây. Ngoài ra có thể trồng sân vườn để làm cây bóng mát.
6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vối Nếp:
6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
– Phát thực bì: Phát triệt để, phát sát gốc, giữ lại những cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế để tăng mật độ của rừng. – Làm cỏ: Nhặt sạch cỏ xung quanh gốc cây trồng đường kính 0,6 – 0,8 m. – Xới vun gốc: Xới vun gốc làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho cây và giữ cho cây trồng không bị nghiêng đổ khi gặp gió lớn. Vun đất vào gốc thành hình mui rùa để tránh đọng nước khi trời mưa to.
6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Vối Nếp:
Cây con mọc được 30 ngày thì có thể tiến hành bón thúc (Định kỳ 15 – 20 ngày 1 lần) bằng phân NPK với nồng độ 0,1%, tưới 2 lít/1m2. Sau khi tưới phải rửa lá bằng nước lã với định lượng 2 lít/1m2. + Đảo bầu: Khi cây con đạt chiều cao trên 20cm, cần tiến hành đảo bầu, xếp cây con cùng một cỡ chiều cao vào một ô để có chế độ chăm sóc thích hợp và giảm bớt sự phát triển của rễ cọc. – Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn: Cây con 6 – 8 tháng tuổi, cây thẳng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, thân cây hoá gỗ, vỏ thân phải chuyển sang màu nâu sẫm, chiều cao tối thiểu từ 35 – 40 cm, đường kính cổ rễ 3 – 4 mm.
7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Vối Nếp:
Bảo vệ rừng trồng không bị gia súc, con người phá hoại, có biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
8, Thu Hoạch và Bảo Quản:
Lá vối có thể thu hoạch được quanh năm sau khi trồng 6 tháng, tùy vào mục đích sử dụng mà có thể chế biến khác nhau.