Giống Cây Mận Hậu

Giá bán: 13.000đ

Mô tả ngắn

Mận là cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới, chịu lạnh tốt, thường được trồng ở những
nơi có mùa Đông lạnh ở các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn), Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Bắc
Kạn… Khu vực miền núi phía Bắc có 2 vùng trồng mận lớn là Mộc Châu (Sơn la) và Bắc
Hà (Lào Cai) với các giống mận nổi tiếng: mận Tam Hoa, mận Hậu, mận Tả Hoàng Ly…
Ở miền núi, cây mận sinh trưởng rất tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Cây mận dễ
trồng, sớm cho thu hoạch, cho hoa trắng đẹp cả một vùng vào mùa Xuân, nên đây là loại
cây ăn quả mang lại hiệu quả cao cho người dân miền núi.

Giống mận Hậu
Là giống được trồng nhiều ở các địa phương miền núi cao: Sa Pa, Bắc Hà (Lào
Cai), Mù Căng Chải (Yên Bái). Là giống quả ngọt giòn và có chất lượng tốt nhất hiện
nay, quả thường chín muộn vào tháng 6

 

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Giá bán: 13.000 đ / cây ( Giá từ 100 cây)

Quý khách mua lẻ, số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ 0964.113.266
Hoặc gửi yêu cầu vào Email: caygiongbaodam@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.

Chú ý : Giá bán có thể thay đổi tùy từng thời điểm mà chúng tôi chưa kịp cập nhật 
​​​​​​Vậy quý khách vui lòng liên hệ lại theo số hỗ trợ   
Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Quy cách cây giống: Cây cao 60cm 
Thu hoạch: Sau 3 năm cho thu hoạch 

Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 4m
Hướng dẫn vận chuyển:
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
– Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:
Chủ TK: Nguyễn Thị Huệ
STK: 3120205833818
Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Agribank chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội.

STK: 0301000307770
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Chương Dương, Hà Nội

Cam kết chất lượng:
– Đảm bảo chuẩn giống chất lượng cây giống cung cấp.

Cây mẹ dùng để lấy mắt ghép phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh.
 Mắt ghép được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.
– Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Liên hệ ngay để được giá tốt nhất
Bộ phận chăm sóc khách hàng: Minh Huệ – 0964.113.266
                                                 

                                          KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MẬN HẬU

Đất trồng, đào hố, bón lót
– Mận có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở
đất mâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.
– Mận hố sâu 50 cm, rộng 50 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố.
– Bón lót cho mỗi hố 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,2 – 0,5 kg supe lân + 0,5 -1,0 kg
vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng
15 – 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nêú đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt
mối trước khi trồng.


3.3 Mật độ, khoảng cách
Có thể trồng với khoảng cách sau: 4 – 5 m/cây. Mật độ 500 cây/ha – 625 cây/ha)
3.4 Thời vụ
Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi cây chưa lên lá và lộc
non để có tỷ lệ sống cao.
3.5 Cách trồng và chăm sóc
– Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây
vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ
khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 – 15 lít nước cho mỗi gốc.
– Sau trồng khoảng 1 – 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải,
nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.
– Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là
mầm của gốc ghép, mọc ra cây đào thóc quả nhỏ.
3.6 Kỹ thuật chăm sóc
+ Sau trồng một năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, hàng năm có thể bón lượng
phân cho một cây lượng phân như sau: 30 – 50 kg phân hữu cơ + 300 – 500 gam supe lân
+ 100 – 200 gam kali clorua + 200 – 300 gam đạm urê.
(Phân hữu cơ, phân lân bón vào sau khi thu hoạch quả tháng 6,tháng 7 bằng cáh:
mận rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, bón phân, lấp đất. Phân đạm và kali chia ra
thành 3 phần bón vào tháng 1, tháng 2 trước khi cây ra hoa khoảng 10 ngày (40%),
tháng 3 khi quả non hình thành (30%) và tháng 4 khi quả lớn (30%) nếu đất khô thì hoà
nước tưới, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán và xới nhẹ)
Chú ý tưới nước cho mận vào các thời kì: trước khi nở hoa, quả non và nuôi quả.
3.7 Cắt tỉa, tạo hình
Hàng năm sau thu hoạch quả cần tỉa bỏ những cành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm
hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.
Khi cây mận cao 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra cành cấp 1, chọn 3 –
4 cành xung quanh tán cây, nuôi dưỡng cành dài 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn,
để 2 – 3 cành cấp 2 trên mỗi cành cấp 1. Khi cành cấp 2 dài 40 – 50 cm thì tiến hành
bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đây là cấp cành chính tạo quả trên cây. Hàng năm
đốn tỉa đến cấp cành này để thu hoạch quả, không được để cành vươn quá dài, khó
quản lý quả và tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng.
3.8 Phòng trừ sâu bệnh
3.8.1 Bệnh chẩy gôm
Thường xuất hiện khi bị sâu đục thân hoặc bị các vết thương cơ giới ở thân, cành.
Phòng trừ bằng cách: phòng trừ kịp thời sâu đục thân, khi đốn phải dùng dao sắc, cưa để
vết thương chóng lành, khi cây bị bệnh dùng nước vôi để quét vào vết bệnh, hàng năm
sau thu họach quả phải làm vệ sinh gốc cây và quét vôi gốc.
3.8.2 Bệnh khô cành
Bệnh do vi khuẩn gây ra làm cho các cành mận khô và làm cho lá, quả ở các cành
bị bệnh héo. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của quả. Phòng trừ bằng cách: vệ
sinh vườn, cắt tỉa để thông thoáng.
3.8.3 Sâu đục thân, đục cành
Sâu đục thân, đục cành là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành,
thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ, rụng, khi bị nặng có thể làm cho
chết cả cây.
Cách phòng trừ: bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ
Xuân. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm
thuốc bảo vệ thực vật bịt vào lỗ sâu đục, phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt
trứng sâu..
3.9 Thu hoạch quả
Thu hoạch quả khi vỏ quả đã chuyển màu theo đặc điểm của giống và thịt quả đã
chuyển ngọt, quả còn rắn, chắc. Không nên thu quả khi đã chín mềm trên cây dễ bị dập
nát, khó bảo quản, vận chuyển.

4. ĐỊA CHỈ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
Các vùng trồng mận ở khu vực miền núi phía Bắc