Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Giá bán: 10.000 đ / cây nuôi cấy mô
Quý khách mua số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ 0964.113.266
Hoặc gửi yêu cầu vào Email: caygiongbaodam@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.
Chú ý : Giá bán có thể thay đổi tùy từng thời điểm mà chúng tôi chưa kịp cập nhật
Vậy quý khách vui lòng liên hệ lại theo số hỗ trợ
Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Quy cách cây giống: Cây cao 20cm -30cm
Thu hoạch: Sau 16 -17 tháng cho thu hoạch
Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 2 – 2.5m
Hướng dẫn vận chuyển:
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
– Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:
Chủ TK: Nguyễn Thị Huệ
STK: 3120205833818
Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Agribank chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội.
STK: 0301000307770
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Chương Dương, Hà Nội
Cam kết chất lượng:
– Đảm bảo chuẩn giống chất lượng cây giống cung cấp.
– Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Liên hệ ngay để được giá tốt nhất
Bộ phận chăm sóc khách hàng: Minh Huệ – 0964.113.266
KỸ THUẬT TRỒNG CHUÔI TÂY THÁI
* Kỹ thuật trồng chuối tây bằng cây nuôi cấy mô:
Chú ý: Chọn cây nuôi cấy mô thì cây giống là cây phải có độ đồng đều cao, sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn.
– Chọn đất:
Đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác trên 50cm.
Đất phải được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 (cm).
-Mật độ trồng:
2.000 – 2.400 cây/ha. Có các cách trồng như sau:
+ Cách 1: trồng hàng cách hàng 2,2m, cây cách cây 2,5m. Tương đương với mật độ 60 – 70 cây/sào Bắc Bộ.
+ Cách 2: trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3m, khoảng cách giữa 2 cây trong khóm là 50 – 60cm. Tương đương 70 – 80 cây/sào Bắc Bộ.
+ Cách 3: Trồng khóm 3 cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3,5m, cây cách cây trong khóm 70cm. Tương đương với mật độ 80 – 90 cây/sào Bắc Bộ. Nếu trồng theo cách này thì chỉ nên duy trì trong 3 năm thì huỷ toàn bộ vườn chuối và trồng lại.
– Bón phân: 290g đạm/hố ; 370g kali/hố; 600g lân / hố; 5 – 7kg phân chuồng/hố
+ Bón lót: mỗi hố 5 – 6kg phân chuồng trộn đều với 400g lân và 10 – 15g Furadan, sau đó thì lấp đất trồng cây lên trên.
+ Bón thúc: Ngoài phân bón lót thì cần bổ sung phân bón cho cây vào các đợt như sau:
Đợt 1: 10-20 ngày sau trồng 10g Ure/hốc.
Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10g Ure + 10g Kali/ hốc.
Đợt 3: 60 ngày sau trồng 40g Ure + 50g Kali/hốc.
Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc.
Đợt 5: 180 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc.
Đợt 6: trước khi cây trổ buồng (khi cây ra lá non) 30g Ure + 100g Kali/hốc.
Cách bón: ở giai đoạn cây non có thể hòa nước để tưới còn ờ giai đoạn cây trưởng thành thì có thể bón theo hố cách gốc 5 – 6 cm rồi lấp đất lại.
– Kỹ thuât trồng:
Sau khi lót phân, phủ đất chúng ta tiến hành xé túi bầu, dựng cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng rồi phủ đất kín gốc, vùng xung quanh phân rê cây nên lấp đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo gốc lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ, sau đó tủ rơm rạ xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm (tránh để vỡ bầu), một điều hết sức chú ý là khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.
Chú ý: khi chăm sóc cho cây: cây chuối là cây cần rất nhiều nước để cho cây phát triển bình thường nên trong quá trình chăm sóc cho cây cần chú ý tưới đủ nước cho cây để cây phát triển bình thường và cho năng suất cao.
– Làm cỏ và vệ sinh đồng ruộng:
+ Khi cây chuối mới trồng, cây còn nhỏ chưa phủ kín đất. Để tránh lãng phí đất có thể trồng xen canh các loại cây rau màu.
+ Dọn lá già: Khi lá chuối đã khô, không còn tác dụng nuôi cây thì cần vệ sinh cắt bỏ để hạn chế sâu bệnh lan ra các cây khác.
– Phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Cây chuối thường bị một số loại sâu ăn lá phá hoại như: bọ nét, châu chấu, nhiều loại bọ cánh cứng gặm vỏ, tuyến trùng phá hoại rễ, một số rệp chính hút nhựa và quả non.
+ Xử lý đất bằng vôi bột, phun thuốc trừ sâu bệnh hại, sau khi cây trổ buồng xong phun phòng trừ sâu bện hại quả non, bao bường bằng nylon trắng để tránh hiện tượng rám quả.
(Thuốc trừ sâu: Basudin, Thuốc trừ nấm bệnh: Boocdo, Zinep, Aliet,…)