Xem giỏ hàng “Cây Ổi Bốn Mùa( Ổi Đông Dư, Ổi Găng)” đã được thêm vào giỏ hàng.

Cây Táo Ngọt H12

Giá bán: 12.000đ

Mô tả ngắn

Giống táo ngọt H12 là giống táo địa phương được trồng nhiều ở khu vực Khoái Châu Hưng Yên, Gia Lộc Hải Dương, Bắc Giang Và một số xã ở khu vực huyện Gia Lâm. Táo ngọt H12 có đặc điểm, trái táo tròn vỏ mỏng  có màu xanh bóng, thịt táo màu trắng ngà. Khi chín vỏ quả chuyển sang màu vàng. Táo ngọt H12 thu hoạch vào tháng 10-11-12 âm lịch. Do đó có thể được dùng để bán tết rất tốt
– Đây là giống táo quả có chất lượng cao: dạng quả đẹp hấp dẫn, ăn giòn, ngọt, thơm, quả to trung bình 20 – 25 quả/kg, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng hiện nay

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Giá bán: 12.000 đ
Quý khách mua số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ 0964.113.266
Hoặc gửi yêu cầu vào Email: caygiongbaodam@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.

Chú ý : Giá bán có thể thay đổi tùy từng thời điểm mà chúng tôi chưa kịp cập nhật 
​​​​​​Vậy quý khách vui lòng liên hệ lại theo số hỗ trợ   
Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Quy cách cây giống: Cây cao 60cm -70cm
Thu hoạch: Sau 1 năm cho thu hoạch lứa đầu tiên

Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 3 – 3.5m
Hướng dẫn vận chuyển:
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
– Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:
Chủ TK: Nguyễn Thị Huệ
STK: 3120205833818
Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Agribank chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội.

STK: 0301000307770
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Chương Dương, Hà Nội

Cam kết chất lượng:
– Đảm bảo chuẩn giống chất lượng cây giống cung cấp.

Cây mẹ dùng để lấy mắt ghép phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh.
 Mắt ghép được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.
– Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Liên hệ ngay để được giá tốt nhất
Bộ phận chăm sóc khách hàng: Minh Huệ – 0964.113.266
 
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TÁO NGỌT H12

Thời vụ: Cây táo có sức sống khỏe, trồng được dễ dàng cả hai vụ. Vụ xuân trồng tháng 2-3. Vụ thu trồng tháng 10-11.

 

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn đất có tầng đất dày trên 70cm, xa khu công nghiệp, xa đường quốc lộ ít nhất 300m. Táo có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng đồng bằng, trung du, vùng núi thấp… Táo thích hợp với các loại đất thoát nước (nhẹ xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ dốc nhỏ hơn 100.

Đào hố rộng 0,8 đến 1m; sâu 0,6 đến 0,8m hình tròn hoặc vuông. Mỗi hố bón 30 đến 50 kg phân chuồng hoai mục + 0,1 đến 0,2 kg supe lân Lâm Thao. Mật độ trồng 4m x 3m x 1 cây. Trồng táo chủ yếu bằng cây ghép. Dùng cuốc xẻng trộn lẫn phân với đất san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố, cho rễ trần buông tự nhiên xuống. Để cổ rễ ngang với mặt đất, dùng chân giậm chặt xung quanh, cách gốc 20cm, tưới đẫm nước (mỗi cây 5 đến 7 lít nước). Duy trì độ ẩm 70 đến 80% trong 15 đến 20 ngày để cây không chết.

 

Bón phân: Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 2-3: 30 đến 50 kg phân chuồng theo tán cây. Nếu đất chua thì bón mỗi sào vườn 20 đến 25 kg vôi cục (bón trước hoặc sau các loại phân khác 10 đến 15 ngày).

 

Bón thúc phân khoáng cho cây (lượng phân tính cho 1 cây/năm): đạm urê từ 0,5 đến 2kg; kali clorua 0,5 đến 2kg; supe lân 1 đến 3 kg bón làm 3 lần chính trong năm.

 

Cách bón: Thúc đợt 1 vào tháng 2-3 sau khi đốn cây, lượng bón 50% đạm + 20% kali + 100% lân, tạo điều kiện cho cây phát lộc, ra nhánh mạnh. Thúc đợt 2 để sai hoa đậu quả, bón vào tháng 5-6, đạm urê 30%; kali 30%. Thúc đợt 3 tháng 8-9 bón nốt lượng phân còn lại chống rụng quả sinh lý, tăng chất lượng quả. Lưu ý chỉ bón phân khoáng khi độ ẩm đất đạt 70 đến 80% (sau cơn mưa hoặc tưới ẩm) để phát huy được hiệu quả của phân. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây đến đâu bón đến đó.

 

Tưới nước: Táo cần rất nhiều nước giai đoạn phát lộc, ra hoa và quả non. Cần dùng nước sạch để tưới cho táo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Thời kỳ này cần duy trì độ ẩm đạt 70 đến 80% để táo sai hoa đậu quả. Giai đoạn quả già đến chín cần ít nước hơn, độ ẩm thích hợp khoảng 65 đến 75% để đảm bảo chất lượng quả.

 

Một số biện pháp kỹ thuật giúp cho táo sai hoa đậu quả: Từ khi nụ hình thành rõ đến khi quả có đường kính khoảng 1 cm nên phun một số loại phân bón qua lá như Humate, Atonic, Komic, kích phát tố hoa trái Thiên Nông…, cho táo khoảng 10 đến 15 ngày/lần thì táo rất sai, năng suất có thể tăng 30 đến 50% so với đối chứng không dùng phân, chất lượng quả cũng được cải thiện rõ rệt.

 

Phòng trừ sâu hại

Sâu xanh, đục quả, hại lá non: Dùng thuốc trừ sâu vi sinh như Firi – P16.000U; Denfil WP; Dipel 3,2WP hoặc các loại thuốc hóa học mới ít độc hại như Karate 2,5EC; Regent 800WG; Sopuki 3,6AS; Sumicidin 10EC…, phun khi sâu mới nở hoặc quả non mới hình thành. Các loại rầy, rệp dùng thuốc trừ sâu nội hấp như Conphai 10WP; Actara 25WG; Sutin 5EC nên phun 2 lần cách nhau 10 đến 15 ngày.

Anh Đồng Văn Quyên ở thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang) là người trồng táo có nhiều kinh nghiệm, thu nhập cao. Với 700m2 táo giống H12, anh Quyên trồng với mật độ dày, đốn đau hàng năm vào tháng 3-4. Táo ra hoa, thu quả muộn vào dịp Tết Nguyên đán, toàn quả to, bán rất chạy lại được giá. Hằng năm cho thu trên 12 triệu đồng mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình.