Cây Nhãn Muộn Hưng Yên

Giá bán: 15.000đ

Mô tả ngắn

Nên sử dụng giống nhãn muộn PHM- 99-1-1 (Phố Hiến muộn): Năng suất đạt 200kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm là 193,2%. Khối lượng quả trung bình đạt 85 quả/kg, cùi dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả khá cao: 74,8%. Tuy ít thơm nhưng ăn ngọt đậm, độ Brix cao: 20,1%, thích hợp cho ăn tươi và chế biến đồ hộp. Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ 15/8 đến 15/9.

 Giống nhãn nói trên được tuyển chọn từ các cá thể đầu dòng của nhãn lồng Phố Hiến (Hưng Yên), bồi dục và trồng thử nghiệm nhiều năm ở Viện nghiên cứu rau quả và nhiều vùng sinh thái khác nhau của vùng ĐBSH và các tỉnh phía Bắc đạt kết quả tốt và ổn định.

Quy hoạch vùng trồng: Các giống tuyển chọn ở cả ba nhóm chín sớm, chín chính vụ và chín muộn nên bố trí tập trung ở các tỉnh ĐBSH, vùng thấp của một số tỉnh Trung du miền núi (Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh…) và một phần nhỏ ở các tỉnh Bắc trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An).

 

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Giá bán: 15.000 đ / cây 

Quý khách mua số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ 0964.113.266
Hoặc gửi yêu cầu vào Email: caygiongbaodam@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.

Chú ý : Giá bán có thể thay đổi tùy từng thời điểm mà chúng tôi chưa kịp cập nhật 
​​​​​​Vậy quý khách vui lòng liên hệ lại theo số hỗ trợ   
Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Quy cách cây giống: Cây cao 60cm -80cm
Thu hoạch: Sau 3 năm cho thu hoạch 

Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 8 m
Hướng dẫn vận chuyển:
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
– Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:
Chủ TK: Nguyễn Thị Huệ
STK: 3120205833818
Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Agribank chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội.

STK: 0301000307770
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Chương Dương, Hà Nội

Cam kết chất lượng:
– Đảm bảo chuẩn giống chất lượng cây giống cung cấp.

Cây mẹ dùng để lấy mắt ghép phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh.
 Mắt ghép được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.
– Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Liên hệ ngay để được giá tốt nhất
Bộ phận chăm sóc khách hàng: Minh Huệ – 0964.113.266
                                                 

                                          KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN MUỘN HƯNG YÊN

1.1 Chọn giống:

Trong những năm vừa qua Sở KH&CN và Sở NN&PTNT tỉnh Hưng yên đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Việt nam tổ chức nhiều đợt bình tuyển Nhãn lồng đầu dòng, điển hình là năm 1999 đã bình tuyển, đề nghị và được Bộ NN&PTNT công nhận 11 cây nhãn lồng đầu dòng quốc gia cho cả 3 trà: chín sớm, chính vụ và chín muộn, trong đó có 2 giống là PHT 99 – 1.1( chính vụ)  và PHM 99- 1.1( chín muộn) được nhân giống và trồng nhiều nhất; năm 1996 bình tuyển được 10 cây… Thông qua các đợt bình tuyển đã lựa chọn được các cây nhãn ưu tú làm cơ sở cho việc cải tạo vườn tạp và trồng vườn nhãn mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt
Cần mua cây nhãn giống tại các cơ sở nhân giống có uy tín và nên trồng các cây nhãn được nhân giống vô tính ( cành chiết hoặc cây ghép) từ các cây nhãn đầu dòng đã qua bình tuyển có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra quả với cơ cấu hợp lý giữa các trà nhãn chín sớm, chính vụ và nhãn muộn để rải vụ thu hoạch và khắc phục các yếu tố bất lợi do thời tiết gây ra.

Chú ý: có thể có những cây nhãn quý nhưng vì nhiều lý do không tham dự nên chưa được bình tuyển và công nhận là cây nhãn đầu dòng nhưng vẫn là những cây nhãn quý để nhân giống

1.2. Thời vụ trồng
Cây nhãn có thể trồng quanh năm, trong đó thời gian trồng thích hợp nhất là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10) .

1.3. Khoảng cách, mật độ
Tuỳ thuộc vào giống cây, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng hợp lý. Với cây nhãn, mật độ trồng thích hợp là: 8m x 8m; 8m x 10m hoặc 10m x 10m. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nên trồng xen các loại cây rau màu, cây họ đậu vừa cho thu hoạch, vừa giữ ẩm và tăng độ màu cho đất hoặc trồng thêm 1 cây vào giữa khoảng cách trên. Sau 7-10 năm, khi cây giao tán tiến hành cắt tỉa bỏ dần những cây ở giữa.

1.4. Chuẩn bị đất, hố trồng, phân bón lót
+ Bộ rễ nhãn có khả năng chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ và làm cho cây bị chết. Do đó, cần trồng nhãn trên cao, mô đất đắp hình tròn rộng, đường kính mô đất khoảng 1m, cao 50 – 60cm. Đặc biệt, ở một số vùng có địa hình thấp cần đào mương, lên luống. Tùy theo độ cao của vườn mà đào mương sâu hay cạn, luống rộng hay hẹp. Thường luống có chiều rộng 8m, mương rộng 1– 2m, sâu 1m. Cần chú ý làm bờ bao quanh, cống thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ.
+ Cần đào hố với kích thước (dài x rộng x sâu) là 0,6m x 0,6m x 0,3m – 0,5m. Bón lót mỗi hố 25-50kg phân chuồng hoại mục + 0,5 kg NPK có hàm lượng đạm và lân cao điển hình là NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE và 0,1kg vôi bột. Hỗn hợp phân trộn đều với đất, phá thành hố sau đó cho hỗn hợp phân đất xuống hố, đắp ụ cao so với mặt đất 50 – 60cm. Trường hợp không có phân chuồng, có thể sử dụng phân lân vi sinh thay thế với lượng bón từ 10 – 15 kg/ hố. Đối với trường hợp trồng nhãn trên đất tận dụng (bờ mương, bờ máng…), cần đắp mô với bề mặt lớn hơn 1,5 m2 và cao hơn mực nước lúc cao nhất là 70 cm. Các công việc trên thực hiện xong trước 10 -15 ngày trồng cây nhãn.

1.5. Cách trồng
Đào hố nhỏ ở chính giữa ụ, đặt bầu vào vị tri giữa hố sao cho mặt bầu ngang với mặt ụ, dùng dao sắc rạch và bỏ túi nilon ngoài bầu, tháo bỏ gấy ghép quanh mắt ghép để tránh cho cây nhãn khỏi bị hiện tượng thắt và sùi thân, vun đất và nén chặt đất xung quanh bầu, ủ 1 lớp rơm rác hoặc cỏ khô quanh gốc, cắm cọc buộc cố định cây và tưới ngay sau khi trồng. Nếu thời tiết quá nắng nóng, cần cắm cọc che phủ phía trên cho cây để tránh nắng, tránh thoát hơi nước.

1.6. Chăm sóc cây nhãn giai đoạn kiến thiết cơ bản
Trong tuần đầu tiên, mỗi ngày tưới cho cây một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau đó cách 2-3 ngày tưới cho cây một lần cho đến hết tháng đầu kể từ khi trồng cây. Khi cây đã hồi phục tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn luôn đủ độ ẩm .
Trong giai đoạn đầu, khi cây bắt đầu bén rễ, ngoài việc tưới thường xuyên giữ ẩm, nên sử dụng phân bón lá như Komix, Bayfolan, Thiên Nông… phun theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì, định kỳ 10-12 ngày một lần, có thể pha lẫn thuốc trừ sâu để giảm công. Trong thời gian cây chưa khép tán, nên trồng xen cây ngắn ngày như đậu, đỗ vừa cho thu hoạch, vừa giữ ẩm và làm tăng độ màu cho đất.
Cần bón phân qua gốc kết hợp phun phân qua lá khi cây ra đợt lộc để lộc phát triển tốt. Nên dùng phân NPK có hàm lượng N, P, K cao và có tỷ lệ cân bằng nhau: điển hình là NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE+TE hoặc NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE để cây phát triển cân đối rễ, thân, cành lá. Dùng NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE+TE thì lượng bón tăng dần theo năm, năm đầu tiên nên bón: 0,5 – 1 kg/cây/năm, năm thứ 2 là: 1-1,5 kg/cây/năm, năm trước khi cây đưa vào khai thác quả, lượng bón tăng lên 1,5-2 kg/cây/năm . Phân được chia và bón làm nhiều lần theo các đợt lộc theo cách rải phân trên mặt đất dưới hình chiếu tán cây sau đó lấp một lớp đất mỏng lên trên hoặc hoà phân vào nước tưới cho cây.

1.7. Tạo tán
Nhằm tạo cho cây nhãn có bộ tán thấp, hình mâm xôi, thuận lợi cho việc chăm bón, tỉa cành, phun thuốc và thu hoạch, khi cành ghép dài chừng 30 -40 cm nên bấm ngọn để định cành cấp 1 cho cây. Khi cành cấp 1 dài 30 – 40 cm lai bấm ngọn tiếp để tạo cành cấp 2, từ đây sẽ mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6 -8 cành cấp 2 và 12 – 16 cành cấp 3.
Chú ý: chỉ để lại những mầm nẩy từ mắt ghép ra còn lại những mầm dưới mắt ghép đều phải cắt bỏ hết.

1.8. Phòng trừ sâu bệnh
Đối với những vườn mới trồng, sâu bệnh chính thường hại trên lá non, lộc non và gốc rễ. Thường gặp một số nhóm sâu bệnh sau đây:
 Nhóm sâu chích hút : như bọ xít, rầy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ…
 Nhóm sâu ăn lá : như sâu đo, sâu cuốn lá, câu cấu vòi voi…
 Bệnh hại lá ; xém mép lá, khô đầu lá, đốm lá, tổ rồng….
 Hại gốc rễ : nấm, bệnh thối rễ, mối, kiến, bọ cánh cứng…
Đối với sâu, bệnh trên lá phun thuốc hai lần cho mỗi đợt lộc, lần một khi cây bắt đầu phát lộc, lần hai khi lộc rộ có thể phun riêng hoặc phối hợp cả thuốc sâu và thuốc bệnh:
+ Trừ nhóm sâu chích hút bằng cách dùng một trong các thuốc : Sherpa (0,1 %), Actara 25WG, Karate 2.5EC, Pegasus 500SC.
+ Trừ nhóm sâu ăn lá bằng một trong các thuốc sau: Sherpa (0,1 %), polytrin (0,2 %), Virtako 40WG, Voliam Targo 063SC, decis (0,1 – 0,2 %), Sumicidin (0,1 – 0,2 %), Pegasus 500SC, Danitol (0,1- 0,2 %)…
+ Trừ nhóm bệnh : Ridomil Gold 68WG ( 0,2 %), Anvil 5SC (0,2 %), Bayfidan (0,2 %), Score 250EC (0,05 %), Aliette (0,3 %)…
+ Đối với kiến, mối, bọ cánh cứng hại rễ, gốc: sử dụng Basudin, Lindanfor, Sevidol… để trị. Nên trộn 1 thuốc + 10 cát, rắc xung quanh gốc và hố.